Trang chủ Tin tức Tin tức Một số phương án lắp đặt miệng gió trong phòng mổ Một số phương án lắp đặt miệng gió trong phòng mổ

    Một số phương án lắp đặt miệng gió trong phòng mổ


    Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng trong các ca mổ chính là do không khí trong phòng mổ không đảm bảo yêu cầu về độ sạch.

    Để đảm bảo yêu cầu về độ sạch của không khí trong phòng mổ, ngoài vấn đề cần phải xử lý kỹ không khí trước khi cấp vào phòng mổ (dùng các thiết bị lọc hiệu suất cao như HEPA, SULPA), một yêu cầu nữa cũng hết sức quan trọng, đó là phải bố trí các miệng gió một cách thích hợp nhất đề tránh tình trạng không khí bẩn bị tồn đọng trong phòng hay vị trí bàn mổ nằm trên đường di chuyển của không khí bẩn. Chính vì thế phương án bố trí các miệng gió có ý nghĩa khá quan trong đối với việc đảm bảo độ sạch trong khu vực phòng mổ.

    Sau đây là một số phương án hay được sử dụng cho phòng mổ:

    Dùng dòng chảy tầng với tất cả trần đều lắp miệng gió (laminar flow-full ceiling supply)

    Một số phương án lắp đặt miệng gió trong phòng mổ

    Hình 1.1. Dòng chảy tầng với tất cả trần đều lắp miệng gió


    Ưu điểm:

    Đây là phương án làm cho phòng đạt cấp độ sạch cao nhất. Nếu tại tất cả các miệng gió đều lắp lọc HEPA thì cấp độ sạch đạt từ lớp 100 đến lớp 1 (cleanliness: class 100 to class 1).

    Nhược điểm:

    Yêu cầu lưu lượng gió cấp phải rất lớn. Do đó, năng lượng tiêu tốn trong quá trình vận hành là khá lớn.

    Phải sử dụng nhiều miệng gió và đường ống gió nên giá thành đầu tư ban đầu cũng không nhỏ.

    2. Dùng dòng chảy tầng trong đó dòng không khí chuyển động ngang qua phòng mổ (cross-flow).

    Một số phương án lắp đặt miệng gió trong phòng mổ


    Ưu điểm:

        Khi tất cả miệng gió lắp lọc HEPA thì nó đạt cấp độ sạch tương đối cao từ lớp 10000 đến lớp 100.
        Số miệng gió cũng như số lọc HEPA ít hơn.

        Hướng di chuyển của dòng không khí phần nhiều không hướng trực tiếp vào vết mổ của bệnh nhân, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng

    Nhược điểm:

    Cũng giống như phương án trước, phương án này cũng đòi hỏi lượng gió cấp, số miệng gió và số lọc HEPA khá nhiều.

    Để tránh xu hướng chuyển động đi xuống của dòng khí, công suất của quạt cũng phải tương đối lớn.

    3. Dùng dòng chảy tầng với một phần trần nhà dùng lắp miệng gió:

    Một số phương án lắp đặt miệng gió trong phòng mổ

    Hình 9.7. Dòng chảy tầng với một phần trần nhà dùng lắp miệng gió.


    Ưu điểm:

    Lưu lượng gió cấp ít hơn phương án trên nên tiêu tốn năng lượng ít hơn trong vận hành.

    Số miệng gió và đường ống gió sử dụng cũng ít hơn nên giảm được vốn đầu tư ban đầu.

    Nhược điểm:

    Cấp độ sạch không khí đạt được thấp hơn so với phương án trên. Khi tất cả các miệng gió đều lắp lọc HEPA thì nó có thể đạt được cấp độ sạch từ lớp 1000 đến lớp 100000.
    Tin liên quan:


      
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
Skype
Kinh doanh
Yahoo
Kinh doanh
Thống kê truy cập